Audio
Theo số liệu thống kê trong cuốn Bắc Kỳ năm 1893 (Le Tonkin en 1893), Bắc Kỳ nhập 36.109 kg diêm vào năm 1887. Đến năm 1892, con số này tăng thành 570.793 kg, tăng khoảng 15 lần trong vòng 5 năm. Còn ở Nam Kỳ, theo số liệu thống kê của hải quan, khối lượng diêm nhập khẩu vào vùng đất này tăng trung bình từ khoảng 1891-1899, với 620.000 kg, tương đương với 5.200.000 gói gồm 10 bao.
Trước nhu cầu ngày càng tăng, Công ty Diêm Hà Nội được
một công ty Pháp xây dựng vào năm 1890, dưới sự điều hành của ông Guignot, kỹ sư
dân dụng. Nhà máy nằm trên đường Huế (route de Huế), lúc đó bị coi là ngoại
thành, cách trung tâm Hà Nội khoảng 1 km.
Hai năm sau, công trình hoàn thành, trang thiết bị máy
móc được lắp đặt và nhà máy đi vào hoạt động. Lễ khánh thành được tổ chức long
trọng vào tháng 10/1892. Theo hồi ký của toàn quyền De Lanessan, nhà máy sản
xuất hơn 1/3 lượng diêm tiêu thụ trên toàn Đông Dương.
Năm 1895, công ty Pháp cho công ty Taa Hing của một nhóm
người Hoa thuê lại nhà máy với thời hạn 10 năm. Nhà máy sản xuất rất hiệu quả
dưới sự điều hành của người Hoa.
Trong cuốn Bắc Kỳ năm 1900 (Le Tonkin en 1900), tác giả
Robert Dubois cho biết trang thiết bị của nhà máy đều được nhập từ Pháp, gồm
nhiều máy móc thường chỉ được sử dụng tại Pháp. Nhiên liệu cũng được nhập trực
tiếp từ Pháp. Công việc hoàn toàn vận hành bằng máy móc với lực lượng nhân công
địa phương rất chuyên cần và có đốc công người Hoa. Gỗ sử dụng để sản xuất diêm
đều lấy từ các khu rừng ở Bắc Kỳ.
Nhà máy gồm 5 dãy nhà chính và vài nhà phụ. Ở dãy nhà thứ
nhất, có một phòng thí nghiệm để chuẩn bị bột diêm. Dãy thứ hai có một phòng xẻ
gỗ. Dãy thứ ba là nơi chuẩn bị đóng hộp diêm. Dãy nhà thứ tư chứa quạt lật, dùng
để loại via khỏi gỗ diêm. Cuối cùng, tòa nhà thứ năm là phòng để đóng đầu diêm,
nén và đóng hộp.
Ngoài ra, còn phải kể đến hai máy sấy chạy bằng quạt và
nhiệt độ luôn được giữ ở mức cần thiết. Công việc dán gói được làm trong các tòa
nhà khác. Một số phòng đặc biệt được biến thành cửa hàng để trưng bày và bán sản
phẩm.
Nói chung, nhà máy diêm được điều hành một cách quy củ.
Người Hoa có được đội ngũ thợ người Việt rất chăm chỉ, làm việc nhanh nhẹn, điều
mà các ông chủ người Pháp khó đạt được. Vốn khai thác được nhiều người Hoa hùn
chung trong công ty Taa Hing.
Diêm do nhà máy cung cấp trên toàn Đông Dương được gọi là
“diêm an toàn” vì chỉ bắt lửa khi quẹt vào tờ giấy dán bên cạnh bao diêm. Nói
tóm lại, nhà máy có vai trò rất quan trọng. Nhà máy hoàn toàn được điều hành tốt
bởi một công ty Trung Quốc và vì chất lượng diêm và không sợ bị cạnh
tranh.
Đến năm 1904, Công ty Diêm Hà Nội được nhượng quyền sản
xuất cho Nhà máy Diêm Đông Dương, lúc đó đã có một nhà máy khác ở Bến Thủy. Diêm
do hai nhà máy này sản xuất thay thế phần lớn diêm nhập khẩu từ nước ngoài. Sản
lượng hàng năm của nhà máy ở Hà Nội đạt khoảng 40 đến 43 triệu bao diêm, theo Kỷ
yếu Kinh tế Đông Dương số ra tháng 01-02/1908 (Bulletin économique de
l’Indochine). Vào năm 1908, hai công ty Diêm Hà Nội và Diêm Đông Dương được hợp
nhất và mang tên Công ty Diêm Đông Dương.
Đánh thuế diêm để tăng ngân sách nhà nước
Sự xuất hiện của ngành công nghiệp mới là một tin vui, song cũng buộc chính quyền đưa ra những biện pháp cần thiết để kích thích sự phát triển và thành công của ngành này. Với chính quyền thuộc địa Pháp, điều quan trọng là để ngành công nghiệp diêm được vận hành hoàn toàn tự do bằng cách không gây ra bất kỳ hình thức độc quyền nào, nhưng ngược lại, cần phải bảo vệ ngành này trước sản phẩm của Đức và Nhật Bản.
Chính vì vậy, nghị định ngày 01/05/1892 được toàn quyền Đông Dương De Lanessan ban hành với mục tiêu được cho là bảo vệ một cách hiệu quả ngành công nghiệp địa phương mà không vi phạm đến quyền tự do công nghiệp, đồng thời cùng dung hòa lợi ích của nhà sản xuất, người tiêu dùng và Kho bạc Nhà nước. Hay nói một cách khác, chính quyền thuộc địa áp đặt loại thuế tiêu dùng đối với sản phẩm diêm được bán tại Đông Dương tùy theo nguồn gốc.
Theo nghị định ngày 01/05/1892, diêm được sản xuất ở nước ngoài bị đánh thuế 2 xu rưỡi (0,025 đồng Đông Dương - piastre) đối với một gói gồm 10 bao không quá 70 que diêm mỗi bao ; diêm được sản xuất tại Bắc Kỳ hay An Nam nhưng làm từ gỗ nhập khẩu phải chịu thuế 0,018 đồng ; còn diêm sản xuất trong nước và bằng gỗ trong nước chỉ phải trả thuế 0,008 đồng. Nhờ thuế này, ngân khố Bắc Kỳ thu về 6.018 đồng Đông Dương từ ngày 01/12/1892 đến 28/02/1893 và Nam Kỳ thu về 1.161,33 đồng.
Vào đầu thế kỷ XX, diêm nước ngoài bị cấm trên khắp Đông Dương để đảm bảo đầu ra cho diêm Pháp sản xuất tại An Nam và Bắc Kỳ. Sau khi sáp nhập, Công ty Diêm Đông Dương có hai nhà máy lớn ở Hà Nội và Bến Thủy do người Pháp quản lý. Chính phủ Pháp bắt đầu chú ý đến việc quản lý điều kiện lao động và thời gian làm việc tại các nhà máy diêm. Toàn quyền Đông Dương Klobukowski ra sắc lệnh ngày 09/06/1909 quy định thời gian làm việc là 12 giờ mỗi ngày tại các nhà máy diêm và nhà máy thuốc lá.
Trong những năm 1930, Đông Dương cũng không tránh bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Diêm giả (diêm không dán tem thuế) xuất hiện ngày càng nhiều do giá của diêm thật quá đắt vì thuế tiêu dùng, bị đánh đến đến 45 đồng Đông Dương/kiện, cao hơn cả chi phí thành phẩm, theo nhận định trong một bài viết trên tờ Eveil économique de l’Indochine (22/04/1934). Thay vì sử dụng diêm, người dân chú ý đến việc “giữ lửa” bằng những chiếc đèn dầu leo lắt để hút thuốc lá hay ống điếu. Từ 45.750 kiện được tiêu thụ vào năm 1929, con số này giảm xuống một nửa, chỉ còn 23.000 kiện vào năm 1932.
Theo bài báo, mức tiêu thụ ở Đông Dương có thể trở lại bình thường, vào khoảng 46.000 kiện mỗi năm, mà Nhà nước có thể duy trì khoản thu thuế, nếu chính phủ thuộc địa và các nhà sản xuất diêm cùng cố gắng : Phía chính phủ nên hạ thuế xuống còn một nửa, thay vì 45 đồng/kiện xuống còn 22,5 đồng/kiện ; Phía nhà máy vừa phải cải thiện chất lượng, vừa nên giảm giá bán xỉ. Ngoài ra, bài báo cũng cho rằng chính phủ nên giảm thuế thuốc lá và thuốc lào, vì hai mặt hàng bình dân thường được người Việt sử dụng đang dần trở thành một mặt hàng xa xỉ.
Nguồn: RFI / Thu Hằng
Audio
Trước
năm 1892, diêm được tiêu thụ ở Đông Dương chủ yếu đến từ Nhật Bản. Không một hộp
diêm nào của Pháp có mặt ở thị trường Viễn Đông. Diêm được nhập vào Đông Dương
thành từng kiện nặng 90 kg và chứa 7.200 gói gồm 10 bao, mỗi bao có khoảng 70
que diêm. Có nghĩa là một cân diêm có khoảng 56.000 que diêm.
Theo số liệu thống kê trong cuốn Bắc Kỳ năm 1893 (Le Tonkin en 1893), Bắc Kỳ nhập 36.109 kg diêm vào năm 1887. Đến năm 1892, con số này tăng thành 570.793 kg, tăng khoảng 15 lần trong vòng 5 năm. Còn ở Nam Kỳ, theo số liệu thống kê của hải quan, khối lượng diêm nhập khẩu vào vùng đất này tăng trung bình từ khoảng 1891-1899, với 620.000 kg, tương đương với 5.200.000 gói gồm 10 bao.
Đánh thuế diêm để tăng ngân sách nhà nước
Sự xuất hiện của ngành công nghiệp mới là một tin vui, song cũng buộc chính quyền đưa ra những biện pháp cần thiết để kích thích sự phát triển và thành công của ngành này. Với chính quyền thuộc địa Pháp, điều quan trọng là để ngành công nghiệp diêm được vận hành hoàn toàn tự do bằng cách không gây ra bất kỳ hình thức độc quyền nào, nhưng ngược lại, cần phải bảo vệ ngành này trước sản phẩm của Đức và Nhật Bản.
Chính vì vậy, nghị định ngày 01/05/1892 được toàn quyền Đông Dương De Lanessan ban hành với mục tiêu được cho là bảo vệ một cách hiệu quả ngành công nghiệp địa phương mà không vi phạm đến quyền tự do công nghiệp, đồng thời cùng dung hòa lợi ích của nhà sản xuất, người tiêu dùng và Kho bạc Nhà nước. Hay nói một cách khác, chính quyền thuộc địa áp đặt loại thuế tiêu dùng đối với sản phẩm diêm được bán tại Đông Dương tùy theo nguồn gốc.
Theo nghị định ngày 01/05/1892, diêm được sản xuất ở nước ngoài bị đánh thuế 2 xu rưỡi (0,025 đồng Đông Dương - piastre) đối với một gói gồm 10 bao không quá 70 que diêm mỗi bao ; diêm được sản xuất tại Bắc Kỳ hay An Nam nhưng làm từ gỗ nhập khẩu phải chịu thuế 0,018 đồng ; còn diêm sản xuất trong nước và bằng gỗ trong nước chỉ phải trả thuế 0,008 đồng. Nhờ thuế này, ngân khố Bắc Kỳ thu về 6.018 đồng Đông Dương từ ngày 01/12/1892 đến 28/02/1893 và Nam Kỳ thu về 1.161,33 đồng.
Vào đầu thế kỷ XX, diêm nước ngoài bị cấm trên khắp Đông Dương để đảm bảo đầu ra cho diêm Pháp sản xuất tại An Nam và Bắc Kỳ. Sau khi sáp nhập, Công ty Diêm Đông Dương có hai nhà máy lớn ở Hà Nội và Bến Thủy do người Pháp quản lý. Chính phủ Pháp bắt đầu chú ý đến việc quản lý điều kiện lao động và thời gian làm việc tại các nhà máy diêm. Toàn quyền Đông Dương Klobukowski ra sắc lệnh ngày 09/06/1909 quy định thời gian làm việc là 12 giờ mỗi ngày tại các nhà máy diêm và nhà máy thuốc lá.
Trong những năm 1930, Đông Dương cũng không tránh bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Diêm giả (diêm không dán tem thuế) xuất hiện ngày càng nhiều do giá của diêm thật quá đắt vì thuế tiêu dùng, bị đánh đến đến 45 đồng Đông Dương/kiện, cao hơn cả chi phí thành phẩm, theo nhận định trong một bài viết trên tờ Eveil économique de l’Indochine (22/04/1934). Thay vì sử dụng diêm, người dân chú ý đến việc “giữ lửa” bằng những chiếc đèn dầu leo lắt để hút thuốc lá hay ống điếu. Từ 45.750 kiện được tiêu thụ vào năm 1929, con số này giảm xuống một nửa, chỉ còn 23.000 kiện vào năm 1932.
Theo bài báo, mức tiêu thụ ở Đông Dương có thể trở lại bình thường, vào khoảng 46.000 kiện mỗi năm, mà Nhà nước có thể duy trì khoản thu thuế, nếu chính phủ thuộc địa và các nhà sản xuất diêm cùng cố gắng : Phía chính phủ nên hạ thuế xuống còn một nửa, thay vì 45 đồng/kiện xuống còn 22,5 đồng/kiện ; Phía nhà máy vừa phải cải thiện chất lượng, vừa nên giảm giá bán xỉ. Ngoài ra, bài báo cũng cho rằng chính phủ nên giảm thuế thuốc lá và thuốc lào, vì hai mặt hàng bình dân thường được người Việt sử dụng đang dần trở thành một mặt hàng xa xỉ.
Audio
Theo số liệu thống kê trong cuốn Bắc Kỳ năm 1893 (Le Tonkin en 1893), Bắc Kỳ nhập 36.109 kg diêm vào năm 1887. Đến năm 1892, con số này tăng thành 570.793 kg, tăng khoảng 15 lần trong vòng 5 năm. Còn ở Nam Kỳ, theo số liệu thống kê của hải quan, khối lượng diêm nhập khẩu vào vùng đất này tăng trung bình từ khoảng 1891-1899, với 620.000 kg, tương đương với 5.200.000 gói gồm 10 bao.
Trước nhu cầu ngày càng tăng, Công ty Diêm Hà Nội được
một công ty Pháp xây dựng vào năm 1890, dưới sự điều hành của ông Guignot, kỹ sư
dân dụng. Nhà máy nằm trên đường Huế (route de Huế), lúc đó bị coi là ngoại
thành, cách trung tâm Hà Nội khoảng 1 km.
Hai năm sau, công trình hoàn thành, trang thiết bị máy
móc được lắp đặt và nhà máy đi vào hoạt động. Lễ khánh thành được tổ chức long
trọng vào tháng 10/1892. Theo hồi ký của toàn quyền De Lanessan, nhà máy sản
xuất hơn 1/3 lượng diêm tiêu thụ trên toàn Đông Dương.
Năm 1895, công ty Pháp cho công ty Taa Hing của một nhóm
người Hoa thuê lại nhà máy với thời hạn 10 năm. Nhà máy sản xuất rất hiệu quả
dưới sự điều hành của người Hoa.
Trong cuốn Bắc Kỳ năm 1900 (Le Tonkin en 1900), tác giả
Robert Dubois cho biết trang thiết bị của nhà máy đều được nhập từ Pháp, gồm
nhiều máy móc thường chỉ được sử dụng tại Pháp. Nhiên liệu cũng được nhập trực
tiếp từ Pháp. Công việc hoàn toàn vận hành bằng máy móc với lực lượng nhân công
địa phương rất chuyên cần và có đốc công người Hoa. Gỗ sử dụng để sản xuất diêm
đều lấy từ các khu rừng ở Bắc Kỳ.
Nhà máy gồm 5 dãy nhà chính và vài nhà phụ. Ở dãy nhà thứ
nhất, có một phòng thí nghiệm để chuẩn bị bột diêm. Dãy thứ hai có một phòng xẻ
gỗ. Dãy thứ ba là nơi chuẩn bị đóng hộp diêm. Dãy nhà thứ tư chứa quạt lật, dùng
để loại via khỏi gỗ diêm. Cuối cùng, tòa nhà thứ năm là phòng để đóng đầu diêm,
nén và đóng hộp.
Ngoài ra, còn phải kể đến hai máy sấy chạy bằng quạt và
nhiệt độ luôn được giữ ở mức cần thiết. Công việc dán gói được làm trong các tòa
nhà khác. Một số phòng đặc biệt được biến thành cửa hàng để trưng bày và bán sản
phẩm.
Nói chung, nhà máy diêm được điều hành một cách quy củ.
Người Hoa có được đội ngũ thợ người Việt rất chăm chỉ, làm việc nhanh nhẹn, điều
mà các ông chủ người Pháp khó đạt được. Vốn khai thác được nhiều người Hoa hùn
chung trong công ty Taa Hing.
Diêm do nhà máy cung cấp trên toàn Đông Dương được gọi là
“diêm an toàn” vì chỉ bắt lửa khi quẹt vào tờ giấy dán bên cạnh bao diêm. Nói
tóm lại, nhà máy có vai trò rất quan trọng. Nhà máy hoàn toàn được điều hành tốt
bởi một công ty Trung Quốc và vì chất lượng diêm và không sợ bị cạnh
tranh.
Đến năm 1904, Công ty Diêm Hà Nội được nhượng quyền sản
xuất cho Nhà máy Diêm Đông Dương, lúc đó đã có một nhà máy khác ở Bến Thủy. Diêm
do hai nhà máy này sản xuất thay thế phần lớn diêm nhập khẩu từ nước ngoài. Sản
lượng hàng năm của nhà máy ở Hà Nội đạt khoảng 40 đến 43 triệu bao diêm, theo Kỷ
yếu Kinh tế Đông Dương số ra tháng 01-02/1908 (Bulletin économique de
l’Indochine). Vào năm 1908, hai công ty Diêm Hà Nội và Diêm Đông Dương được hợp
nhất và mang tên Công ty Diêm Đông Dương.
Đánh thuế diêm để tăng ngân sách nhà nước
Sự xuất hiện của ngành công nghiệp mới là một tin vui, song cũng buộc chính quyền đưa ra những biện pháp cần thiết để kích thích sự phát triển và thành công của ngành này. Với chính quyền thuộc địa Pháp, điều quan trọng là để ngành công nghiệp diêm được vận hành hoàn toàn tự do bằng cách không gây ra bất kỳ hình thức độc quyền nào, nhưng ngược lại, cần phải bảo vệ ngành này trước sản phẩm của Đức và Nhật Bản.
Chính vì vậy, nghị định ngày 01/05/1892 được toàn quyền Đông Dương De Lanessan ban hành với mục tiêu được cho là bảo vệ một cách hiệu quả ngành công nghiệp địa phương mà không vi phạm đến quyền tự do công nghiệp, đồng thời cùng dung hòa lợi ích của nhà sản xuất, người tiêu dùng và Kho bạc Nhà nước. Hay nói một cách khác, chính quyền thuộc địa áp đặt loại thuế tiêu dùng đối với sản phẩm diêm được bán tại Đông Dương tùy theo nguồn gốc.
Theo nghị định ngày 01/05/1892, diêm được sản xuất ở nước ngoài bị đánh thuế 2 xu rưỡi (0,025 đồng Đông Dương - piastre) đối với một gói gồm 10 bao không quá 70 que diêm mỗi bao ; diêm được sản xuất tại Bắc Kỳ hay An Nam nhưng làm từ gỗ nhập khẩu phải chịu thuế 0,018 đồng ; còn diêm sản xuất trong nước và bằng gỗ trong nước chỉ phải trả thuế 0,008 đồng. Nhờ thuế này, ngân khố Bắc Kỳ thu về 6.018 đồng Đông Dương từ ngày 01/12/1892 đến 28/02/1893 và Nam Kỳ thu về 1.161,33 đồng.
Vào đầu thế kỷ XX, diêm nước ngoài bị cấm trên khắp Đông Dương để đảm bảo đầu ra cho diêm Pháp sản xuất tại An Nam và Bắc Kỳ. Sau khi sáp nhập, Công ty Diêm Đông Dương có hai nhà máy lớn ở Hà Nội và Bến Thủy do người Pháp quản lý. Chính phủ Pháp bắt đầu chú ý đến việc quản lý điều kiện lao động và thời gian làm việc tại các nhà máy diêm. Toàn quyền Đông Dương Klobukowski ra sắc lệnh ngày 09/06/1909 quy định thời gian làm việc là 12 giờ mỗi ngày tại các nhà máy diêm và nhà máy thuốc lá.
Trong những năm 1930, Đông Dương cũng không tránh bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Diêm giả (diêm không dán tem thuế) xuất hiện ngày càng nhiều do giá của diêm thật quá đắt vì thuế tiêu dùng, bị đánh đến đến 45 đồng Đông Dương/kiện, cao hơn cả chi phí thành phẩm, theo nhận định trong một bài viết trên tờ Eveil économique de l’Indochine (22/04/1934). Thay vì sử dụng diêm, người dân chú ý đến việc “giữ lửa” bằng những chiếc đèn dầu leo lắt để hút thuốc lá hay ống điếu. Từ 45.750 kiện được tiêu thụ vào năm 1929, con số này giảm xuống một nửa, chỉ còn 23.000 kiện vào năm 1932.
Theo bài báo, mức tiêu thụ ở Đông Dương có thể trở lại bình thường, vào khoảng 46.000 kiện mỗi năm, mà Nhà nước có thể duy trì khoản thu thuế, nếu chính phủ thuộc địa và các nhà sản xuất diêm cùng cố gắng : Phía chính phủ nên hạ thuế xuống còn một nửa, thay vì 45 đồng/kiện xuống còn 22,5 đồng/kiện ; Phía nhà máy vừa phải cải thiện chất lượng, vừa nên giảm giá bán xỉ. Ngoài ra, bài báo cũng cho rằng chính phủ nên giảm thuế thuốc lá và thuốc lào, vì hai mặt hàng bình dân thường được người Việt sử dụng đang dần trở thành một mặt hàng xa xỉ.
Nguồn: RFI / Thu Hằng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét