Giám mục Bá Đa Lộc với
tên Pháp Pierre Pigneau de
Behaine (2/11/1741 - 9/10/1799)
Giám
mục Bá Đa Lộc quốc tịch Pháp, sinh năm 1741, tên là Pierre Pigneaux. Sau khi
được sắc phong linh mục năm 1765, ông qua Việt Nam truyền giáo và phò tá Nguyễn
Ánh đánh quân Tây Sơn.
Nằm
trong khuôn viên tòa Tổng Giám Mục (đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Sài Gòn) có
ngôi nhà cổ nằm khuất trong nhiều khu cao tầng bên cạnh. Căn nhà này do chúa
Nguyễn Ánh cất riêng cho Giám mục Bá Ða Lộc (người xưa gọi là Cha Cả) ở để dạy
Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh ngay sau khi cả hai từ Pháp về năm 1789.
Ban
đầu, ngôi nhà được dựng bên bờ kênh Thị Nghè, trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên
ngày nay. Sau khi Giám mục Bá Đa Lộc từ trần (1799), ngôi nhà được làm nơi trọ
cho linh mục khác, có thời điểm tận dụng làm kho chứa quân cụ. Năm 1864 người
Pháp cho xây dựng Thảo Cầm Viên nên căn nhà được dời về đường Alexandre de
Rhodes. Năm 1900 sau khi Toà Tổng Giám mục được xây, thì ngôi nhà lại được dời
đến địa điểm này đến ngày nay.
Năm
1897, khi đề cập đến ngôi nhà gỗ lợp ngói đó, ông Trương Vĩnh Ký - người Việt
được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới - gọi là Dinh Tân Xá. Khi
Tòa Tổng Giám Mục xây dựng xong năm 1911, thì căn nhà được sử dụng làm nhà
nguyện.
Dinh
Tân Xá được xem là căn nhà cổ nhất Sài Gòn với tuổi đời hơn 200 năm. Ngôi nhà
được làm hoàn toàn bằng gỗ quý, khung nhà được liên kết chặt chẽ với nhau hoàn
toàn bằng kỹ thuật ghép mộng của những nghệ nhân thời xưa. Hoàn toàn không dùng
bất cứ cây đinh nào nhưng nhà nguyện vẫn đứng vững qua hàng trăm năm.
Mặt
bằng ngôi nhà có dạng hình chữ "Nhất", tuy xây dựng phục vụ cho việc thờ phượng
Công giáo nhưng nhà vẫn được quay về hướng Nam theo quan điểm dựng nhà truyền
thống của người Việt. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của
Việt Nam với ba gian hai chái với diện tích 136 m2.
Chính
diện gian giữa đặt án thờ cầu nguyện, hầu hết chi tiết bên trong đều được giữ
nguyên bản để không làm mất vẻ đẹp sơ khai của ngôi nhà.
Nhiều vật dụng trong nhà như bàn, ghế, tủ, bình phong...
vẫn được giữ nguyên vẹn và còn khá tốt.
Khung
cửa và các cánh cửa làm bằng gỗ quý, đều chạm trổ tinh xảo các hoa lá rồng
phượng như tạo thêm sức sống cho mặt tiền của căn nhà.
Mái được lợp ngói âm dương với những họa tiết hoa văn
viền tinh xảo.
Mái
trước bằng ngói tráng men xanh, có phù điêu hình hai con rồng chầu Thánh giá rất
hiếm thấy. Về ý nghĩa của bức phù điêu trên, có nhà nghiên cứu cho rằng đó là sự
kết hợp giữa hình tượng của tôn giáo phương Tây buổi đầu hội nhập với tín ngưỡng
phương Đông.
Qua
những lần di dời trước đó, phần nền đất làm cho cột trụ ngôi nhà bị hư hỏng.
Những lần tu sửa sau, cột trụ ngôi nhà được đặt trên những tảng đá, nền nhà thì
được nâng cao hơn.
Những
chùm đèn có một số cái được thay mới vì đèn cũ đã hư hỏng, không thể sử dụng
được nữa. Tương tự, phần mái ngói cũng thay mới một phần trong lần trùng tu gần
nhất năm 2014. Dù vậy, căn nhà cổ nhất Sài Gòn vẫn giữ được nguyên vẹn mỹ thuật
kiến trúc. Ngày nay, ngôi nhà là nơi hành lễ của các tín đồ vào những ngày lễ
nguyện. Vào chủ nhật hay các buổi sáng trong ngày, ngôi nhà mở cửa để hành
lễ.
Quỳnh
Trần
(sưu
tầm)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét